Mở rộng tỉnh lộ ĐT753 và cầu Mã Đà, trục xương sống đô thị tỉnh Bình Phước

Theo như quy hoạch của tỉnh Bình Phước, mở rộng ĐT.753 và tái lập cầu Mã Đà được xem là dự án chiến lược trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, bởi đây là cây cầu duy nhất nối liền 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, thông qua đường DT 753 thuộc Bình Phước và DT 761 của Đồng Nai.

Đối với các kiến nghị của tỉnh, Thủ tướng thống nhất cao việc giao cho Bình Phước chủ trì để triển khai các tuyến cao tốc kết nối theo hình thức PPP. Chính phủ sẽ phân bổ vốn hỗ trợ trong biên độ 2021-2025. Đối với tuyến đường sắt xuyên Á, giai đoạn 1 từ cảng Cái Mép đi Chơn Thành, Thủ tướng giao Bộ Giao thông - Vận tải bổ sung đưa vào quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia càng sớm càng tốt.

tỉnh bình phước

Nhấn mạnh đến vai trò của dự án nâng cấp mở rộng tuyến ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với sân bay Quốc tế Long Thành, Thủ tướng đồng ý chủ trương theo đề xuất của tỉnh Bình Phước để tạo liên kết vùng và đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất phương án, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3-2021. 

Xét về yếu tố kinh tế vĩ mô, cầu Mã Đà là con đường ngắn nhất kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, đây là tuyến đường gần nhất để Bình Phước tiếp cận quốc lộ 20, đặc biệt quốc lộ 1A – con đường xương sống, huyết mạch nối liền kinh tế 2 miền Nam Bắc.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Phước đã hoàn tất giai đoạn đầu của dự án với việc xây dựng hệ thống đường kết nối với quy mô 29km đường, bắt đầu từ ngã ba Cây Điệp (TP Đồng Xoài) đến sông Mã Đà (DT753). Hạng mục xây dựng cầu Mã Đà được quy hoạch rộng lên đến 11m, dài hơn 90m bằng bê tông cốt thép kiên cố.

Được biết, đường tỉnh 753 (ĐT 753, Tỉnh lộ 753) là tuyến có điểm đầu giao ĐT.741 tại trung tâm TP Đồng Xoài, đi theo hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Đồng Phú kết thúc tại Sông Mã Đà và phía bên kia là đường huyện ĐH.Bà Hào-Rang Rang của tỉnh Đồng Nai (căn cứ Chiến khu D). Tuyến dài 30 km, mặt đường cấp phối sỏi đỏ 9m, nền 12m. Mật độ dân cư hai bên tuyến khá đông nên lưu lượng xe máy trên tuyến tương đối cao. Trên tuyến có cầu Số 3, cầu Cứ, cầu Rạt có kết cấu bê tông cốt thép.

Cầu Mã Đà đã từng làm “tốn nhiều giấy mực” bởi có vị trí chiến lược khi được kỳ vọng sẽ giúp các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước rút ngắn khoảng cách tới quốc lộ 1, sân bay Long Thành và các cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên cầu nối vào khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia Cát Tiên nên tỉnh Đồng Nai lo ngại việc làm cầu Mã Đà nối thẳng vào tuyến đường đi xuyên qua khu bảo tồn sẽ có nguy cơ phá rừng và đe dọa nơi cư trú của các loài động vật quý hiếm.

vị trí Cầu Mã Đà nối Bình Phước và Đồng Nai

Theo Sở GTVT Bình Phước, vị trí đề xuất xây dựng cầu Mã Đà trước đây vốn dĩ đã có cầu cũ nhưng do chiến tranh nên cầu bị đánh sập.

Cầu mới được quy hoạch rộng 11m, dài hơn 90m, bằng bêtông cốt thép kiên cố.

Hiện Bình Phước đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn để làm cầu Mã Đà nhưng do không nhận được sự đồng thuận của Đồng Nai nên nguồn vốn này vẫn đang bị “treo”.

Để tháo gỡ, trong một cuộc họp gần đây nhất, đại diện Sở GTVT Đồng Nai cho rằng theo quy hoạch kết nối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương… sẽ được kết nối qua dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

Bình Phước là tỉnh miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với vị trí địa chiến lược rất quan trọng, là cầu nối giữa khu vực miền Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và nước bạn Campuchia thông qua hệ thống quốc lộ 13, quốc lộ 14 và các tuyến tỉnh lộ đã được đầu tư rất thuận tiện. Bình Phước cũng có điều kiện giao thông thuận lợi để di chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất và các cảng nước sâu như cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải... Những năm gần đây, kính tế của tỉnh phát triển nhanh chóng, đặc biệt sau khi thị xã Đồng Xoài được chuyển mình thành Thành phố Đồng Xoài

Dự án sân bay Long Thành đã chính thức được khởi công. Để kéo dài hiệu quả của dự án này, các tỉnh thành khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ, đang đề xuất thực hiện nhiều tuyến đường nhằm đón đầu, kết nối với sân bay. Tỉnh Bình Phước đã kiến nghị xây dựng cầu Mã Đà - nối giữa đường ĐT753 (Bình Phước) và đường ĐT761 (tỉnh Đồng Nai) - có thể xem là một đề xuất táo bạo. Vị trí đề xuất trước đây từng có một cây cầu nhưng đã bị đánh sập trong thời kỳ chiến tranh (hiện vẫn còn mố cầu).

Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Phước, nếu có cầu Mã Đà, khoảng cách từ trung tâm của Bình Phước về sân bay Long Thành sẽ rút ngắn khoảng 60km, từ đó tạo thuận lợi về giao thông không chỉ cho tỉnh mà các tỉnh Tây Nguyên cũng thêm thuận lợi.

Bài viết cùng chuyên mục