Bình Phước một trong 6 điểm nóng bất động sản của cả nước 2021.

Bình Phước có nhiều dấu hiệu tăng nhiệt trở lại vào giữa năm 2020 – 2021 trước làn sóng dịch chuyển Khu Công Nghiệp từ Bình Dương, sự kiện Đồng Xoài lên thành phố cùng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tỉnh.

Đón đầu làn sóng dịch chuyển khu công nghiệp

Là tỉnh thành nằm trong tứ giác kinh tế trọng yếu TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bình Phước, được đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông xã hội ngày càng đồng bộ, đồng thời là “sân sau” của Bình Dương trước sự dịch chuyển nhà máy sản xuất trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung – Bình Phước chính là “điểm rơi” dòng tiền đầu tư bất động sản hậu dịch covid 19.

Bình Phước có lợi thế khi sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn đang hoạt động hiệu quả. Hiện tại, tỉnh có 8 khu công nghiệp lớn đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động như khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc, khu công nghiệp Đồng Xoài, khu công nghiệp Bắc Đồng Phú… Theo quy hoạch đến năm 2020, Bình Phước sẽ có 13 khu công nghiệp, 1 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và 3 khu kinh tế cửa khẩu quốc gia là Hoàng Diệu, Tân Thành và Lộc Thịnh. Cuối năm 2019, Bình Phước vừa ký kết hợp tác với Becamex IDC Corp triển khai dự án dự án Khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước quy mô 6.300 hecta.

Sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp cũng sẽ kéo theo nhu cầu bất động sản cho thuê để ở, kinh doanh thương mại, đặc biệt là nhà ở dành cho các chuyên gia, chuyên viên, tri thức trẻ trong khu vực.

Hiện tại, Bình Phước có tốc độ phát triển kinh tế ổn định theo hướng công nghiệp hóa: Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Bình Phước ước đạt 7,8%, cao nhất từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay. Cơ cấu sản phẩm thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng phi nông nghiệp và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp (nông nghiệp 20,47%, công nghiệp 38,67%, dịch vụ 36,52%).

Theo giới chuyên gia, “thủ phủ công nghiệp” Bình Dương, Đồng Nai hiện đang dần eo hẹp về quỹ đất, mức giá bất động sản cũng tăng cao. Đây chính là cơ hội tốt cho giới đầu tư vì Bình Phước sở hữu quỹ mặt bằng giá tốt, nguồn cung còn ít, nhu cầu nhà ở lớn, dự án được đầu tư và quy hoạch hạ tầng bài bản.

Cơ sở hạ tầng nghìn tỷ nâng bước

Bình Phước có vị trí đặc biệt quan trọng kết nối thông thương giữa Bình Phước, TP. HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên thông qua QL.13 và QL.14. Nếu như QL. 14 là tuyến đường quan trọng nối giữa Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ thì QL. 13 lại là tuyển đường duy nhất đi cửa khẩu Hoa Lư (Lộc Ninh – Campuchia).

Hiện TP. Đồng Xoài vẫn là trọng điểm đầu tư cơ sở hạ tầng của toàn tỉnh Bình Phước với hàng loạt công trình giao thông quan trọng như: Dự án ĐT 741 mở rộng giai đoạn 2, cảng cạn Hoa Lư chính thức khởi công vào 11/2019,… Đặc biệt, hiện tại tỉnh đang xúc tiến xây dựng hàng loạt công trình hạ tầng như tuyến cao tốc TP. HCM – Chơn Thành – Cửa Khẩu hoa lư, tuyến đường sắt xuyên Á đi qua cửa khẩu Hoa Lư, xây dựng cầu Mã Đà kết nối tuyến ĐT.753 đi Đồng Nai, đồng thời đề xuất làm đường sắt chuyên ngành vận chuyển hàng hóa từ trung tâm huyện Chơn Thành đến cảng nước sâu Thị Vải. Trong tương lai, tuyến đường Hồ Chí Minh sắp hoàn thành được kỳ vọng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Tây, là cú huých thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho Bình Phước.

Thời gian qua, Bình Phước đón nhiều “ông lớn” bất động sản như Becamex, Đại Nam,…về triển khai dự án. Tuy không rầm rộ thư thị trường Bình Dương, Đồng Nai nhưng bất động sản Bình Phước có tỷ lệ thanh khoản cao, sản phẩm đất nền, nhà phố thương mại được ưa chuộng. Trong đó, những dự án có pháp lý hoàn chỉnh, liền kề Khu công nghiệp, dân cư hiện hữu, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, cơ sở hạ tầng hoàn thiện được nhiều nhà đầu tư yên tâm “xuống tiền” hơn cả.

Chính nhờ mức tăng giá ổn định cùng khả năng sinh lời tốt trong ngắn hạn và dài hạn, BĐS Bình Phước nói chung đang thu hút nguồn vốn đầu tư khá lớn và được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong giai đoạn 2020 – 2021.

Bài viết cùng chuyên mục