Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh Đến 2020

Qua bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc hai loại bản đồ của huyện là bản đồ hành chính và bản đồ quy hoạch định hướng phát triển của huyện Củ Chi đến năm 2020. Bên cạnh đưa đến người xem những thông tin quan trọng  trên bản đồ, bài viết này cũng giới thiệu một cách tổng quan, những điểm nổi bất của huyện Củ Chi, một huyện cực Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Sẽ rất nhiều loại bản đồ cũng như kích thước để bạn lựa chọn. Chúng ta hãy cũng bắt đầu tìm hiểu về huyện Củ Chi TPHCM thông qua bản đồ nhé.

Thông tin trên bản đồ hành chính huyện Củ Chi

Củ Chi là huyện phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích là 435 km2, dân số là 355822 năm 2010. Củ chi cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 60 km theo đường Xuyên Á, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, phía tây giáp huyện Đức Hòa, Long An, phía Đông giáp với Bình Dương và có ranh giới tự nhiên với tỉnh Bình Dương bằng sông Sài Gòn. Củ Chi có độ cao khoảng 8 – 10 m so với mặt nước biển và độ cao giảm dần theo 2 hướng: Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam.Huyện Củ Chi có sông Sài Gòn chảy qua và hệ thống sống, kênh, rạch phong phú và ảnh hưởng sự xâm thực của thủy triều. Bạn có thể xem qua bản đồ thành phố Hồ Chí Minh để thấy rõ hơn tổng quan về vị trí địa lý của huyện Củ Chi như thế nào.

đất nền củ chi

Hiện nay, Củ Chi gồm có 20 xã bao gồm An Nhơn Tây, An Phú, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng.và 1 thị trấn là thị trấn Củ Chi.

Củ Chi là huyện phát triển cả về công nghiệp, nông nghiệp và du lịch. Tiêu biểu nhất về công nghiệp của huyện là khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi với tỉ lệ thuê đất là 98%, thu hút nhiều nhà đầu tư cả trong và người nước.

Về du lịch: Củ Chi có địa đạo Củ Chi không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới với hệ thuống phòng thủ dưới lòng đất dài hơn 200 km được xây dựng và sử dụng trong suốt nững năm kháng chiến chống Mỹ. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống bao gồm bệnh xá, phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường hầm và thông hơi. Đây là điểm thu hút khách du lịch lớn nhất của huyện Củ Chi đặc biệt là vào những ngày nghỉ, ngày lễ của đất nước. Ngày nay, địa đạo Củ Chi trở thành du tích lịch sử, được nhiều khách trong và ngoài nước ghé thăm. Bạn cũng có thể xem được vị trí của địa đạo, trên bản đồ huyện Củ Chi TPHM ở trên. Củ chi có đường Xuyên Á, là con đường nối với Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài của Tây Ninh, đây là một trong những tuyến đường quan trọng nhất của huyện. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, Củ Chi đã hình thành nhiều khu đô thị mới, những khu đô thị tiêu biểu là khu đô thị Thiên Phú Garden, khu đô thị Bến Thành – Tây Bắc, khu đô thị Tiên Phong Residence 

 

Định hướng phát triển Củ Chi qua bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TPHCM trong những năm gần đây, sự sôi động của thị trường bất động sản, khi quỹ đất của các quận trung tâm đã trở nên hạn hẹp. Mặt khác, sự đầu tư của thành phố về xây dựng hạ tầng  giao thông của huyện. Do đó,  Củ Chi là một huyện phát triển toàn diện của thành phố Hồ Chí Minh cả về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Hãy cùng xem qua bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi. Để có thể thấy được từ cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề sử dụng đất, quỹ đất cho các ngành như thế nào qua bản đồ quy hoạch sử dụng đất dưới đây.

đất nền củ chi

Sau đây là sơ lược những dự án quan trọng trong đề hướng quy hoạch huyện Củ Chi đến 2020 được thể hiện trên bản đồ.

  • Khu đô thị Tây Bắc thành phố: Vị trí: một phần huyện Hóc Môn, các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội. Xã Phước Hiệp,… với quy mô: 6000 ha.
  • Khu xử lí chất thải rắn thành phố: Với quy mô: 822 ha thuộc vị trí: 2 xã Phước Hiệp, Thái Mỹ huyện Củ Chi.
  • Khu thảo cầm viên Sài Gòn: Với quy mô: 485 ha thuộc vị trí: xã Phú Mỹ Hưng, xã An Nhơn Tây.
  • Trường bắn bộ chỉ huy quân sự thành phố: Với quy mô: 71 ha thuộc vị trí: xã Phú Mỹ Hưng.
  • Trường ngành y thành phố: Quy mô: 100 ha thuộc vị trí: xã Phước Hiệp.
  • Trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng: Có quy mô: 30 ha thuộc vị trí: xã Phú Hòa Đông.
  • Chi nhánh trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng: Có quy mô: 30 ha thuộc vị trí: xã Phú Hòa Đông.
  • Trường đại học Hồng Bàng: Có quy mô: 40 ha thuộc vị trí: xã Phú Hòa Đông.
  • Trường đại học công nghệ thông tin Gia Định: quy mô: 20 ha. Có vị trí tại : xã Tân Hồng Hội, Vĩnh Phước An và một phần thuộc thị trấn Củ Chi.
  • Trường đại học Dân lập Củ Chi: Quy mô: 20 ha. Có vị trí: xã An Nhơn Tây.
  • Phân hiệu trường kinh tế – kỹ thuật – nghiệp vụ Nguyễn Tất Thành: Có quy mô: 5 ha thuộc vị trí: Thị trấn Củ Chi và Vĩnh Phước An.
  • Công viên văn hóa lịch sử Sài Gòn – Gia Định: Quy mô: 100 ha. Vị trí: xã An Nhơn Tây.
  • Khu công viên giả trí quốc tế: Quy mô: 150 ha- Vị trí: xã Tân Phú Trung.
  • Khu nghĩa trang chính sách thành phố: Quy mô: 100 ha- Vị trí: xã Phú Hòa Đông.
  • Khu phim trường, xưởng phim đài truyền hình thành phố: Quy mô: 50 ha- Vị trí: xã Hòa Phú.

Ngoài ra còn có một số khu quy hoạch cũng đang trong quá trình lên kế hoạch và cũng thể hiện trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Củ Chi ở trên và trực thuộc trong các xã của huyện như:

  • Khu du lịch sinh thái vườn
  • Khu nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch Gò Chùa
  • Khu làng nghề cá cảnh kết hợp du lịch
  • Công viên nước Củ Chi
  • Khu công nghệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2
  • Khu công nghiệp Tân Phú Trung

Qua bản đồ quy hoạch huyên Củ Chi cho thấy Củ Chi trong tương lai sẽ được quy hoạch nhiều công trình không chỉ mang tính chất địa phương mà còn là những công trình của thành phố làm thay đổi diện tạo của huyện Củ Chi. Bài viết này, chúng tôi nêu sở lược và giới thiệu những điểm nổi bật về quy hoạch của huyện Củ Chi.

 

Bài viết cùng chuyên mục